Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Yếu tố bất ngờ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh

Đứng trước áp lực cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn cần giải quyết chính là nâng cao năng suất lao động, để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng mà giá thành lại thấp bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.


Nâng cao năng suất lao động bằng cách nào?

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

Một câu trả lời khá bất ngờ phải không ạ?

Thật vậy, Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định thương tật, BNN và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ và thân nhân của họ; Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng; Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản.

Vì vậy TNLĐ xảy ra là gây thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như những mất mát về tinh thần rất khó bù đắp đối với nhiều gia đình và xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của cộng đồng. Từng bước cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo ATVSLĐ là nâng cao NSLĐ, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cố cũng như TNLĐ,bệnh nghề nghiệp giảm xuống thì khối lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.

Nếu bạn là người lao động, bạn sẽ chọn làm việc ở đâu? 

Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn với những tấm biển báo lao động sinh động, dễ hiểu được gắn khắp nơi làm việc? Được khoác lên mình những bộ đồ bảo hộ lao động chất liệu tốt, dày dạn, đi những đôi giày da chắc chắn, được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín của nước ngoài?

   

Đây có lẽ là điều nhiều người lao động mong muốn ở nơi làm việc của họ.

Vậy để thu hút lực lượng lao động tay nghề cao, giữ được người lao động làm việc lâu dài với doanh nghiệp, việc hướng tới một môi trường làm việc mà người lao động mong muốn là điều các doanh nghiệp nên làm, một khoản đầu tư cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp được đánh giá là có tiềm lực cạnh tranh và khả năng phát triển khi bên cạnh máy móc, trang thiết bị hiện đại, họ còn xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và luôn coi sự an toàn của công nhân là yếu tố quan tâm hàng đầu. Các nước có nền sản xuất phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ… luôn là những nước đi đầu về yêu cầu an toàn lao động cho nhân công, từ công tác trang bị cho đến hướng dẫn, đào tạo.

                           


Anh Phạm Văn An, Giám đốc sản xuất của một công ty cơ khí ở khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) cho biết: “Hằng năm, cứ mỗi lần nghỉ Tết xong, chúng tôi lại đau đầu trước việc phải tuyển công nhân mới thay cho số người không quay lại nhà máy! Sức mạnh “truyền miệng” trong giới công nhân rất lớn, chỉ cần năm ba người “rỉ tai” nhau rằng có chỗ làm tốt hơn đang tuyển là chúng tôi mất đi vài chục công nhân. Bây giờ doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút lao động có tay nghề cao. Ngoài vấn đề lương, thưởng, người công nhân cũng rất quan tâm đến các giá trị khác như sự chuyên nghiệp, mức độ bảo đảm an toàn lao động thông qua quần áo, giày bảo hộ có thương hiệu, biển báo an toàn dễ thực hiện…”. 


             


Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác Vệ sinh an toàn lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty TNHH An toàn lao động Phú Thành xin được đồng hành cùng quý doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các sản phẩm biển báo an toàn lao động mẫu mã đẹp, độc đáo, đồ bảo hộ lao động với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Mọi nhu cầu hay thông tin chi tiết về sản phẩm, xin mời các doanh nghiệp và các khách hàng quan tâm vui lòng truy cập vào website: http://bienbaolaodong.com/ hoặc gọi trực tiếp vào hotline: 0909 622 586 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.


                   

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

biển báo-Phòng chống ngã trên cao


biển báo-Phòng chống ngã cao

bienbaolaodong

            1. Chống rơi tự do khi làm việc trên cao:
Có biện pháp làm việc AT trên cao được phê duyệt; các biện pháp phòng chống ngã cao phải chi tiết, cụ thể phù hợp với các dạng công tác, từng phạm vi và vị trí làm việc trên cao.
Có giàn giáo, sàn thao tác; lan can an toàn; thang… đảm bảo AT.
NLĐ được hướng dẫn, huấn luyện ATLĐ, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu mới được vào làm việc. Khi làm việc, phải tuân thủ nội quy, quy trình, biện pháp làm việc AT.
Trang bị và sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ chung, bảo vệ cá nhân: lưới bảo vệ, dây AT… và buộc NLĐ phải sử dụng đầy đủ.
Hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo Dây AT, ph.tiện làm việc trên cao.
Không để NLĐ làm việc nếu không sử dụng đúng, đầy đủ PTBVCN.
            2. Chống trượt:
Xử lý ngay các nguy cơ xảy ra trơn trượt do dầu mỡ; do nước ; rong rêu, do mái dốc...
Phổ biến, hướng dẫn, nhắc nhở để NLĐ có ý thức đề phòng nguy cơ vấp ngã, trơn trượt, mất thăng bằng… khi thao tác làm việc trên cao.
Tình trạng không an toàn khi làm việc trên cao

                3. Rào chắn, giếng, hầm hố, lỗ hổng trên sàn ở công trình:
Phải che đậy chắc chắn các lỗ hổng, giếng, hầm, hố trên mặt bằng sàn công trình, công trường để người không thể rơi, tụt xuống phía dưới. Chỉ cho phép tháo dỡ khi có lệnh của người có thẩm quyền và không còn nguy cơ gây nguy hiểm.
Tấm đậy phải đủ chắc chắn để nếu người có vô ý dẫm lên cũng không thể sập mà tụt người xuống hố; Hố lớn phải làm rào chắn xung quanh hố.
Có biển báo, biển cảnh báo nguy cơ ngã cao để NLĐ đề phòng; Ban đêm phải có đền tín hiệu.
Thi công nhà cao tầng phải có hệ thống lưới bảo vệ phòng chống ngã cao, vật rơi từ trên cao.



              4. Thực hiện các biện pháp đề phòng, cảnh báo
Rào chắn, làm lan can AT; kết cấu, vật liệu bao che; Che chắn ở mép ngoài công trình, khu vực nhiều người làm việc, đi lại. Lan can, Rào chắn tạm thời phải đảm bảo chắc chắn và không tiện tháo dỡ.
Lan can phải làm cao 1m và có ít nhất 2 thanh ngang có khả năng giữ người khỏi bị ngã (Điều 8.1.9 TCVN 5308-91).
Lan can cho nhà ở cao tầng, cao tối thiểu 1,2m; khe hở lan can không đẻ trẻ em chui lọt; không nên có thanh ngang đề phòng trẻ tiện leo trèo gây nguy hiểm .
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng liên kết, kết cấu, độ bền của V/liệu bao che phía ngoài nhà ở
Những khu vực nguy hiểm phải đặt biển báo, biển chỉ dẫn để mọi người biết và có các biện pháp đề phòng; ban đêm phải có đèn tín hiệu có ánh sáng màu đỏ hoặc màu da cam, có cường độ trên 60 Lux.
Rào chắn lỗ hổng cầu thang máy
không an toàn

 Lan can che chắn an toàn tại công trình


LẮP DỰNG SÀN CÔNG TÁC VÀ TẤM CHẮN Ở MÉP NGOÀI CÔNG TRÌNH




Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CÀ PHÊ BIỂN BÁO GIAO THÔNG

BIỂN BÁO-Các vật dụng trong quán đều được in hình các biển báo giao thông, lời nhắc nhở khi tham gia thông tạo nên sự độc đáo và ấn tượng cho quán cà phê “Biển báo” trên đường Trần Nhân Tông (TP Đà Nẵng).
Chủ quán cà phê mang ý tưởng độc đáo này là nhiếp ảnh Nguyễn Văn Mỹ (56 tuổi), có nghệ danh là Mỹ Dũng.
Độc đáo và ấn tượng
-Ngay cái tên “Biển báo” cũng đã gây sự chú ý đối với mọi người. Bước vào quán, hai bên cổng được làm bằng chiếc xe đạp. Bàn ghế cho khách ngồi được làm bằng hai loại: ghế thấp làm bằng lốp xe ô tô; ghế cao được làm bằng khung xe đạp, nơi để chân là bàn đạp, mặt bàn là vô lăng có kính chiếu hậu…
Một góc quán cà phê Biển báo
Một góc quán cà phê "Biển báo"


Menu được thiết kế y chang một cuốn sách về luật giao thông, in tất cả các loại hình biển báo dày đặc, chỉ dành lại hai bên ghi tên đồ uống. Trên từng chiếc đĩa đều in các chữ: cẩn thận, không say, văn hóa…Phía trên tường có dòng chữ to: “Stop - ý thức giao thông càng tăng, tai nạn càng giảm”. Ngay cả áo của nhân viên quán cũng được in nhiều biển báo giao thông.
Tên của quán cũng được làm bằng biển báo
Tên của quán cũng được làm bằng biển báo

Quán có cách thông báo rất độc đáo: tại nhà vệ sinh cũng được in các biển báo chỉ dẫn, ở nhà vệ sinh nam có biển báo cấm rẽ trái vì bên trái và nhà vệ sinh nữ và ngược lại.
Ngay giữa sân là một cái lồng “nhốt” hàng chục cái loa. Chủ quán cho biết đó là điểm nhấn của quán bởi ở đâu không có tiếng còi tức là nơi đó bình yên, không có tai nạn giao thông.
Khách thích thú với menu được in rất nhiều biển báo giao thông
Khách thích thú với menu được in rất nhiều biển báo giao thông

Trước màn hình chiếc ti vi luôn có một biển báo trước giờ phát chương trình để giúp khán giả dễ học và dễ nhớ.
Các vật dụng trong quán đều được làm từ phế liệu bỏ đi. Để quán cà phê đi vào hoạt động, ông Mỹ đã phải lùng sục khắp các điểm bán phế liệu, để mua các bộ phận của xe máy, xe đạp bị hư rồi ngồi thiết kế thành những chiếc bàn, chiếc ghế. Hình các biển báo được ông tìm khắp các nhà sách nhưng không có, cuối cùng ông phải nhờ bạn bè quen biết ở các trung tâm lái xe mô tô mới có được.
Ông Mỹ (đeo kính) - chủ quán cà phê Biển báo giải thích cho khách từng biển báo
Ông Mỹ (đeo kính) - chủ quán cà phê "Biển báo" giải thích cho khách từng biển báo

Các bạn trẻ vào quán tỏ ra rất thích thú với những vật dụng của quán. Nhiều bạn bảo sau khi vào quán, đi ra đường thấy mình cẩn thận hơn.
Tăng ý thức khi tham gia giao thông

Lý giải cho ý tưởng độc đáo của mình, ông Mỹ cho biết: “Tôi mở quán không phải mục đích để kinh doanh hay để làm giàu. Nếu để kinh doanh thì tôi đã đăng ký bản quyền rồi. Vì thế đồ uống ở đây cũng được bán rất rẻ để thu hút khách. Tôi chỉ muốn góp một phần nhỏ bé cho xã hội đó là làm tăng ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đó là trăn trở, là đam mê của tôi chứ không phải làm việc tào lao”.
Các vật dụng trong quán đều được in biển báo giao thông
Các vật dụng trong quán đều được in biển báo giao thông

“Tất cả chúng ta ngồi đây, ai cũng có bằng lái nhưng có mấy ai nhớ hết được tất cả các biển báo. Tất cả các biển báo, các vật dụng trong quán đều được sắp đặt có ngôn ngữ”, ông nói.  
Nhắc nhở người tham gia giao thông cẩn thận
Nhắc nhở người tham gia giao thông "cẩn thận"

Chiếc xe đạp được thiết kế làm cổng vào của quán để nhắc nhở mọi người, đó là phương tiện ít gây tai nạn, lại không gây ô nhiễm môi trường và có thể rèn luyện sức khỏe nhưng bây giờ nó đáng dần biến mất.
Đặt chiếc lồng sắt, “nhốt” còi lại ông Mỹ mong muốn Việt Nam một ngày không có tiếng còi. Bởi theo ông, khi không dùng còi, người tham gia giao thông sẽ cẩn thận hơn và không có những vụ tai nạn đau lòng. Đó cũng là một mơ ước về văn hóa cộng đồng ở Việt Nam, văn hóa về tham gia giao thông.
“Ở nước ngoài, người ta rất ít dùng còi, còn ở Việt Nam đi đâu cũng nghe tiếng còi inh ỏi. Điều đó thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của người Việt”, ông Mỹ cho biết.

Sau gần 1 tháng hoạt động, quán đã gây sự chú ý đối với nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Theo ông Mỹ đó là điều một thành công của quán và ông rất vui mừng. Không dừng lại ở việc mở quán cà phê biển báo giao thông, sắp tới ông Mỹ còn tổ chức một cuộc triển lãm về giao thông.
Nhắc nhở người tham gia giao thông cẩn thận
Chiếc ti vi được chủ quán mô phỏng trước giờ phát chương trình giới thiệu một biển báo để người xem dễ nhớ

Các biển báo giao thông được đặt lộn xộn gây sự chú ý đối với khách vào quán
Các biển báo giao thông được đặt lộn xộn gây sự chú ý đối với khách vào quán

Ghế ngồi được làm bằng lốp ô tô
Ghế ngồi được làm bằng lốp ô tô

Còi được nhốt trong lồng sắt với mong muốn xã hội bình yên, không có tai nạn giao thông
Còi được "nhốt" trong lồng sắt với mong muốn xã hội bình yên, không có tai nạn giao thông
Áo của nhân viên được in các biển báo
Áo của nhân viên được in các biển báo
Thông điệp của quán là Stop - ý thức giao thông gia tăng, tai nạn giảm
Thông điệp của quán là "Stop - ý thức giao thông gia tăng, tai nạn giảm"